SOẠN VĂN 8 - BỘ SÁCH CÁNH DIỀU || "NẮNG MỚI" - LƯU TRỌNG LƯ

Ngày 21/09/2023 17:53:50, lượt xem: 2355

 BÀI 2: 

THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ 

Văn bản: 

NẮNG MỚI 

Lưu Trọng Lư 

 

I. TRONG KHI ĐỌC

1. Các từ ngữ chỉ thời điểm, hình ảnh, âm thanh, tâm trạng

- Thời điểm: Mỗi lần, những ngày không, thuở thiếu thời, lúc người còn sống,

- Hình ảnh: Người mẹ “áo đỏ người đưa trước giậu phơi”, “nét cười đen nhánh sau tay áo”.

- Âm thanh: Gà trưa “gáy não nùng”.

- Tâm trạng: “nhớ”, “chửa xóa mờ”.

 

2. Ở các khổ 2,3 “tôi” nhớ về ai? Chú ý các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ?

- Ở các khổ 2,3: “Tôi” nhớ về người mẹ của mình. 

+ Trong tâm tưởng nhân vật “tôi”, hình ảnh người mẹ hiện lên với những vẻ  đẹp của thuở thiếu thời: Phơi áo đỏ ngoài giậu, nét cười đen nhánh sau tay áo.

- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện màu sắc, hành động trong các khổ thơ:

+ Áo đỏ, nét cười “đen nhánh”.

+ Nhớ, mường tượng 

 

3. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra vần, nhịp bài thơ. 

- Bài thơ được viết theo thể thơ: Bảy chữ

- Bài thơ được gieo vần chân: Song-không; thời-phơi

- Nhịp thơ đa dạng: ¾; 4/3; ⅖ 

 

II. SAU KHI ĐỌC

1. Bài thơ “Nắng mới” là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về ai?

- Bài thơ “Nắng mới” là lời của người con,  hay chính là tác giả 

- Bộc lộ cảm xúc, tâm tư tình cảm về mẹ của mình, người mà chỉ còn có thể gặp trong kỉ niệm.

 

2. Nhan đề bài thơ được đặt theo cách nào?

A. Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cảm xúc cho tác giả.

B. Một sự việc gây ấn tượng sâu sắc cho tác giả 

C. Một đề tài khái quát nội dung của cả bài thơ

D. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả.

-> Đáp án: A - Một hình ảnh gây ấn tượng, khơi nguồn cảm xúc của tác giả.

 

3. Hãy nêu bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ “Nắng mới” và cảm nhận chung của em khi đọc bài thơ?

- Bố cục bài thơ: Gồm 3 phần

+ Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên nắng mới xuất hiện

+ Khổ 2 và khổ 3: Nỗi nhớ của người con về mẹ mình và những kỉ niệm khi có mẹ. 

- Mạch cảm xúc: Là dòng hồi tưởng được đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một dòng hồi tưởng của tác giả về những kỉ niệm hồi nhỏ khi còn có mẹ bên cạnh bên, đan xen là cả những suy nghĩ hiện tại của tác giả về mẹ. 

- Cảm nhận chung của em khi đọc văn bản là cảm giác man mác buồn vì thấu hiểu được nỗi nhớ của tác giả về mẹ. Mẹ của nhân vật trữ tình hiện lên là người phụ nữ tần tảo, chịu khó và chăm lo, yêu thương con hết mực. 

 

4. Bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? Chỉ ra các từ láy và tác dụng của chúng trong việc diễn tả tâm trạng ấy?

- Bài thơ thể hiện tâm trạng buồn và nỗi nhớ mẹ da diết của tác giả.

- Các từ láy trong bài thơ là: xao xác, não nùng, chập chờn.

-> Tác dụng: Khiến bài thơ có nhịp điệu chậm rãi, nặng tâm trạng hơn, làm nổi bật nỗi buồn và nỗi nhớ của tác giả. 

 

5. Hãy tìm ra ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc họa người mẹ. Qua những hình ảnh ấy người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả? 

- Ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc hoạ về người mẹ là: nắng mới, nét cười và áo đỏ

+ Mở đầu bài thơ với hình ảnh “nắng mới” với tiếng gà trưa xao xác, kỉ niệm chợt ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ. Dưới con mắt duyên của Lưu Trọng Lư, nắng chỉ là một hình ảnh quen thuộc, soi rọi vào tiềm thức nhà thơ, gợi về những kỷ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp. Cộng hưởng với màu sắc mới ấy còn có một âm thanh, cũng quen thuộc và buồn không kém là tiếng gà trưa xao xác não nùng.

+ Hình ảnh người mẹ quay trở về quá khứ với chi tiết “áo đỏ”. Hình ảnh người mẹ lúc này chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau  lưng giậu nhưng đã gây một ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đó cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. 

+ Kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh” sau tay áo, như một nốt lặng cuối bản nhạc để dư ba, dư vị của ý thơ còn lan tỏa mãi trong lòng người đọc. 

- Qua những hình ảnh ấy, người mẹ quá cố hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”, trong những giây phút xuất thần của thi sĩ Lữ Trọng Lư, nó đã tạo nên một ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc về hình ảnh một người mẹ  tần tảo, dịu dàng, luôn lo lắng, yêu thương và chăm sóc con cái, gia đình, hi sinh thầm lặng suốt cuộc đời này. 

 

6. Có thể hoán đổi vị trí hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh nắng mới trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên sông) và câu thơ thứ 2 (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?

- Không thể hoán đổi vị trí của hai động từ từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được

- Vì: Nó sẽ không phù hợp với dụng ý của tác giả và ngữ cảnh trong khổ thơ đó là nắng “bên song” và nắng “ngoài nội”

+ Với động từ “hắt” trong câu thơ (Mỗi lần nắng mới hắt bên song), ý chí và luồng ánh sáng được chiếu vào song cửa. đây là chi tiết khơi gợi, đánh thức tâm tư, kỉ niệm ùa về của tác giả khi bắt đầu bài thơ nói về người mẹ.

+ Với động từ “reo” trong câu thơ (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội), ý chỉ sự nhấn mạnh về hình ảnh nắng gần gũi, thân thiện, tạo nên một không gian sinh động, qua đó ta thấy được tình cảm gắn bó, nỗi nhớ da diết của tác giả.

 

7. Trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” ở bài “Nắng mới” người mẹ hiện lên qua những hình ảnh được lựa chọn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng tác giả. Với em, hình ảnh chi tiết nào về người mẹ khiến em thấy yêu thương nhất? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn 8-10 dòng.

- Mẹ là người quan trọng nhất với em trên cuộc đời này. Hình ảnh của mẹ khiến em thấy yêu thương nhất là mẹ chăm sóc em khi em bị ốm. Mỗi lần em ốm, mẹ em lại lo lắng và xót xa em vô cùng. Mẹ luôn ôm lấy em và hỏi xem em cảm thấy thế nào, khó chịu những đâu. Rồi mẹ sẽ mời bác sĩ tới nhà khám cho em, cẩn thận hỏi bác sĩ về những thuốc em phải uống. Mẹ nấu cho em những món dễ ăn như cháo hay mỳ gạo và cho em uống đúng thuốc, đúng giờ. Và mẹ lần nào mẹ cũng canh em mỗi tối, lo cho em tới không ngủ được. Em cảm nhận được mẹ yêu em rất nhiều và em luôn biết ơn vì nhận được tình cảm ấy.

 

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây:
Facebook Học Văn Chị Hiên THCS
Youtube Học Văn Chị Hiên

Instagram Học Văn Chị Hiên
Tiktok Học Văn Chị Hiên

 

Tin liên quan